1. Chưa gửi đủ số tiền phụng dưỡng
Tổng số tiền gửi trong năm 2024 phải từ 380.000 yên trở lên mới đủ điều kiện được xem xét giảm thuế. Nếu tiền gửi dưới con số này thì bạn sẽ không được tham gia hoàn thuế.
2. Gửi sai đối tượng phụng dưỡng
Có 2 nhóm đối tượng có thể là đối tượng phụng dưỡng đó là 偶者 (người hôn phối) và 扶養者 (người phụng dưỡng.
扶養者 (người phụng dưỡng): là những người thân có mối quan hệ gia đình với mình trong vòng 6 đời ví dụ như bố mẹ, anh chị em, con cái, …. (từ 16 tuổi trở lên). Nếu là người thân của vợ hoặc chồng mình thì những người đó phải có mối quan hệ gia đình trong vòng 3 đời với mình. Khi đăng ký những người này làm người phụng dưỡng để xin miễn giảm thuế nếu họ thuộc độ tuổi từ 30 đến 69 tuổi thì bạn bắt buộc phải nộp giấy chứng minh chuyển tiền 38 man (không bao gồm phí chuyển). Người dưới 16 tuổi không thuộc đối tượng được đăng ký làm giảm thuế.
– 配偶者 (người hôn phối): Là vợ hoặc chồng của mình. Nếu khai những người này để đăng ký làm giảm thuế không liên quan đến số tuổi bạn gửi bao nhiêu tiền cũng được không bắt buộc phải gửi 38man cho dù họ có thuộc độ tuổi từ 30 – 69 tuổi đi chăng nữa.
3. Không có giấy chứng minh thân nhân
“Giấy chứng minh quan hệ thân nhân” là một trong hai giấy tờ 1 và 2 sau (cần bản dịch tiếng Nhật), là giấy tờ chứng minh người thân không cư trú là người thân của bạn:
- Giấy tờ do Nhật Bản hoặc Cơ quan địa phương có thẩm quyền cấp chẳng hạn như Bản sao sổ hộ khẩu và Bản sao hộ chiếu (passport) của thân nhân không cư trú.
- Hồ sơ do Chính phủ nước ngoài hay Cơ quan địa phương có thẩm quyền ở nước ngoài cấp (Yêu cầu là hồ sơ có ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh và địa chỉ hoặc nơi cư trú của thân nhân không cư trú)
Giấy chứng minh thân nhân rất cần thiết trong trường hợp người thân không lưu trú cùng địa chỉ với bạn.
4. Không có hóa đơn chuyển tiền
Về Giấy chứng nhận gửi tiền, cần phải nộp hoặc xuất trình toàn bộ giấy tờ đã thực hiện gửi tiền trong năm được áp dụng giảm trừ gia cảnh.
Tuy nhiên, trong trường hợp gửi tiền cho cùng một thân nhân không cư trú từ 3 lần trở lên trong 1 năm, chỉ cần nộp hay xuất trình bảng chi tiết có ghi các khoản mục cố định và Giấy chứng nhận gửi tiền lần đầu và lần cuối của năm đó cho thân nhân không cư trú, các giấy chứng nhận gửi tiền khác có thể không cần nộp hay xuất trình.
Ngoài ra, trong trường hợp này, bạn cần phải lưu lại Giấy chứng nhận gửi tiền không bị yêu cầu nộp hay xuất trình.
5. Không có giấy Gensen
Là giấy ghi thu nhập và chịu thuế Gensen, được sử dụng trong hệ thống Thuế của Nhật Bản. Đây là tờ giấy rất cần thiết để sau khi về nước bạn có thể làm thủ tục xin hoàn thuế thu nhập lần 3. Thường được gọi là lấy nenkin lần 3.