THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN CẦN ĐÓNG LOẠI THUẾ NÀO

Hiện nay nhiều bạn chọn thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản. Cũng như những quốc gia khác trên thế giới, mỗi công nhân khi tham gia lao động đều cần đóng thuế cho nhà nước, chính phủ. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề hay nhóm lao động sẽ có những loại thuế cần đóng khác nhau. Vì vậy, nếu là Thực tập sinh Nhật cần chú ý các loại thuế quy định dành cho mình để tránh trường hợp sai sót nhé.

Có 2 loại thuế bắt buộc đối với Thực tập sinh đó là:

  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế cư trú (thuế thị dân)

Ngoài ra, người lao động cũng cần tham gia các khoản bảo hiểm khác như: Bảo hiểm y tế quốc dân, bảo hiểm hưu trí quốc dân, bảo hiểm lao động (tai nạn và thất nghiệp).

1. Thuế thu nhập cá nhân

Đây là khoản thuế bắt buộc đối với người có thu nhập từ 87.500 Yên/tháng và từ 102 Man/năm. Nếu dưới khoảng thu nhập đó, bạn không cần đóng thuế thu nhập cá nhân.

Nếu tổng số tiền thu nhập đã đóng trong 12 tháng của năm vượt quá số tiền thuế thu nhập quy định đóng của 1 năm thì người lao động có quyền làm thủ thục khai báo thuế để được hoàn trả lại số tiền đã đóng thừa.

Ngược lại, nếu số tiền thuế thu nhập đã đóng trong 12 tháng của năm không đủ chỉ tiêu mà quy định thuế thu nhập phải đóng thì người lao động phải đóng bù thêm phần còn thiếu.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân:

  • Thu nhập thực tế = Tổng thu nhập 1 năm – chi phí làm ra thu nhập
  • Thu nhập chịu thuế = Thu nhập thực tế – Khoản khấu trừ thuế thu nhập – Khấu trừ miễn thuế
  • Thuế thu nhập = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất – Số tiền khấu trừ

Trong đó:

  • Chi phí làm ra số thu nhập đó có thể là: chi phí đi lại, liên lạc hoặc chi phí phát sinh trang thiết bị phục vụ cho công việc.
  • Khoản khấu trừ thuế thu nhập; Khấu trừ miễn thuế; Số tiền khấu trừ: được quy định theo pháp luật.

Ngoài ra, thực tập sinh cần lưu ý các khoản khấu trừ thuế thu nhập. Ở Nhật Bản có 14 loại khấu trừ thuế thu nhập được áp dụng tuỳ vào thực tế của người lao động và được trừ ra trước khi tính thuế, bao gồm:

  • Khấu trừ tổn thất do thương tật/tai nạn;
  • Khấu trừ chi phí y tế;
  • Khấu trừ chi phí tham gia bảo hiểm xã hội;
  • Khấu trừ chi phí bảo hiểm tương hỗ doanh nghiệp quy mô nhỏ;
  • Khấu trừ chi phí tham gia bảo hiểm nhân thọ;
  • Khấu trừ chi phí tham gia bảo hiểm động đất;
  • Khấu trừ chi các khoản đóng góp;
  • Khấu trừ cho người khuyết tật;
  • Khấu trừ cho người góa vợ/chồng;
  • Khấu trừ cho sinh viên đi làm;
  • Khấu trừ cho vợ/chồng;
  • Khấu trừ đặc biệt cho vợ/chồng;
  • Khấu trừ cho người phụ thuộc;
  • Khấu trừ cơ bản (Tất cả những người tham gia đóng thuế đều được khấu trừ 380.000 yên)

Trong trường hợp này, thực tập sinh tính theo công thức:

  • Thu nhập chịu thuế = Thu nhập thực tế – Khoản khấu trừ thuế thu nhập – Khấu trừ miễn thuế

2. Thuế cư trú (thuế thị dân)

Thuế cư trú chia ra làm 2 khoản:

  • Thuế suất cư trú được tính theo đầu người của địa phương
  • Thuế cư trú được tính theo thu nhập hàng năm của từng cá nhân

Phần thuế cư trú tính theo đầu người là một khoản chi phí cố định được chia theo bình quân đầu người và thay đổi theo khu vực (Ví dụ: Tokyo: 5.000 yên, Kyoto: 5.600 yên).

Thuế cư trú tính theo thu nhập chiếm 10% thu nhập chịu thuế. Công thức tính như sau:

  • Thuế thị dân = (Thu nhập chịu thuế x 10%) + thuế cư trú tính theo đầu người

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về các loại thuế cần thiết để giải đáp thắc mắc thực tập sinh Nhật Bản cần phải đóng những loại thuế nào trong quá trình làm việc. Việc nắm rõ các khoản thuế này không chỉ giúp bạn chủ động trong việc quản lý tài chính mà còn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật Nhật Bản. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về thuế hoặc cần hỗ trợ trong quá trình hoàn thuế, đừng ngần ngại liên hệ với Sông Hồng SCR để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ ngay