Đóng thuế ở Nhật là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân khi sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Điều này đảm bảo quá trình làm việc của bạn sẽ diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Để hiểu rõ hơn về các khoản thuế này, cùng Song Hong SCR tìm hiểu về các khoản thuế trong bài viết dưới đây.
Các khoản thuế phải đóng tại Nhật
Khi làm việc tại Nhật Bản, theo quy định, các thực tập sinh Nhật sẽ cần phải đóng các khoản thuế sau: Thuế thị dân; Thuế huyện dân và Thuế thu nhập. Trong đó, với mỗi loại thuế sẽ có những yêu cầu và điều kiện khác nhau.
Thuế thị dân
Thuế thị dân là gì?
Thuế thị dân – 住民税 (じゅうみんぜい) hay chính là thuế cư trú, là khoản thuế mà mỗi người dân sinh sống tại địa phương mình đang ở phải nộp cho cơ quan thuế của địa phương. Khoản này là bắt buộc bất kể cá nhân đó là sinh viên, du học sinh hay là các lao động nước ngoài. Khoản thuế này sẽ phục vụ cho các dịch vụ phúc lợi – xã hội tại địa phương đó; ví dụ như: Dịch vụ giáo dục; Dịch vụ xã hội thu gom rác thải, phòng cháy chữa cháy,…
Với khoản thuế này, mỗi cá nhân có thu nhập trong một năm quá mức quy định là 103 man yên/năm thì sẽ đều phải nộp. Mức thuế phải đóng sẽ được tính trên thu nhập của năm trước đó. Thông thường, các thực tập sinh sang Nhật năm đầu sẽ chưa phải đóng thuế này ngay vì chưa có khoản thu nhập của năm trước đó. Kể từ năm thứ 2 trở đi, cơ quan thuế sẽ bắt đầu tính dựa vào thu nhập của năm trước.
Các đối tượng được miễn thuế thị dân, bao gồm:
- Miễn thuế theo tỉ lệ bình quân
- Những người nhận hỗ trợ đời sống theo Đạo luật Hỗ trợ Công
- Người khuyết tật, trẻ vị thành niên, góa bụa hoặc góa bụa có tổng thu nhập trong năm trước đó là 1.350.000 yên trở xuống (đối với người làm công ăn lương, thu nhập hàng năm dưới 2.044.000 yên)
- Những người có tổng thu nhập trong năm trước đó nhỏ hơn hoặc bằng số tiền theo quy định của địa phương
- Miễn thuế theo thu nhập: Tổng mức thu nhập trong năm trước đó thấp hơn mức quy định của địa phương đó.
Công thức tính thuế thị dân
Thuế thị dân = Thuế cư trú theo đầu người tại địa phương (1) + Thuế cư trú theo thu nhập mỗi năm
Trong đó:
(1) Thuế cư trú tính theo đầu người là tỷ lệ bình quân bị đánh thuế ở mức cố định
Thuế cấp tỉnh là 1.500 yên (thuế suất tiêu chuẩn)
Thuế thành phố là 3.500 yên (thuế suất tiêu chuẩn)
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập là gì?
Thuế thu nhập – 所得税(しょとくぜい) là khoản thuế mỗi người phải đóng dựa trên mức thu nhập của chính năm đó, bao gồm các khoản thu nhập: Từ nguồn Nhật Bản được trả tại Nhật Bản và nước ngoài; Từ nguồn nước ngoài được trả tại Nhật. Thu nhập càng cao thì tương đương mức thuế phải đóng cũng sẽ cao.
Các đối tượng phải đóng thuế thu nhập
Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế bắt buộc, bất kỳ người lao động, thực tập sinh nào đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản đều phải đóng, dù là công dân Nhật hay lao động nước ngoài.
Với mức thu nhập dưới 87.500 yên/tháng hoặc dưới 103 man yên/năm, người lao động sẽ không phải đóng khoản thuế thu nhập này.
Công thức tính thuế thu nhập
Thuế thu nhập tại Nhật được tính theo các bước sau:
[Tổng thu nhập 1 năm] – [Khoản được giảm trừ từ Tổng thu nhập] = [Thu nhập thực tế]
[Thu nhập thực tế] – [Khoản được giảm trừ từ Thu nhập kiếm được] = [Thu nhập chịu thuế]
[Thu nhập chịu thuế] x [Thuế suất] = [Thuế thu nhập]
[Thuế thu nhập] – [Khoản được giảm trừ từ Thuế thu nhập] = [Thuế thu nhập phải đóng]
Một số khoản khấu trừ thuế thu nhập được áp dụng tùy vào thực tế và được trừ ra trước khi tính thuế:
- Khấu trừ tổn thất do thương tật/tai nạn;
- Khấu trừ chi phí y tế;
- Khấu trừ chi phí tham gia bảo hiểm xã hội;
- Khấu trừ chi phí bảo hiểm tương hỗ doanh nghiệp quy mô nhỏ;
- Khấu trừ chi phí tham gia bảo hiểm nhân thọ;
- Khấu trừ chi phí tham gia bảo hiểm động đất;
- Khấu trừ chi các khoản đóng góp;
- Khấu trừ cho người khuyết tật;
- Khấu trừ cho người góa vợ/chồng;
- Khấu trừ cho sinh viên đi làm;
- Khấu trừ cho vợ/chồng;
- Khấu trừ đặc biệt cho vợ/chồng;
- Khấu trừ cho người phụ thuộc;
- Khấu trừ cơ bản (Tất cả những người tham gia đóng thuế đều được khấu trừ 380.000 yên)
Những thông tin thuế thực tập sinh cần lưu ý
Lưu ý về thuế thu nhập phải đóng:
- Trong trường hợp tổng số thuế đã đóng trong năm ít hơn mức tiền thuế phải đóng (theo các mức tính của chi cục thuế Nhật Bản) thì người lao động cần đóng phần còn thiếu.
- Trong trường hợp tổng số thuế đã đóng trong năm vượt quá mức phải đóng thì người lao động, thực tập sinh có thể làm thủ tục khai báo thuế để được hoàn lại số tiền thừa.
- Mức tiền phải đóng giữa các thực tập sinh Nhật Bản sẽ khác nhau vì dựa trên thu nhập cá nhân, địa phương sinh sống.
- Lưu ý về thời gian nộp: Nếu quá hạn nộp thuế thì phía cơ quan thuế sẽ gửi lại giấy nhắc nhở. Nếu sau khi bị gửi giấy nhắc nhở mà vẫn không đóng thì sẽ nhận tiếp giấy cảnh cáo. Khi đã nhận giấy cảnh cáo thì sẽ bị phạt thêm 1 khoản tiền chậm đóng thuế. Thời gian càng lâu, số tiền càng nhiều. Thậm chí có thể bị cưỡng chế đóng, lúc này, thực tập sinh sẽ bị cho vào danh sách sổ đen, ảnh hưởng tới việc xin gia hạn hoặc chuyển đổi visa.
Lời kết
Như vậy, Song Hong SCR đã cùng bạn tìm hiểu về các khoản thuế mà người lao động, thực tập sinh cần phải đóng thuế ở Nhật khi làm việc tại đây. Việc tuân thủ quy định nước sở tại là nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi cá nhân, vì vậy cần tìm hiểu kỹ để quá trình làm việc có thể diễn ra thuận lợi.
Nếu còn bất cứ thắc mắc liên quan đến các vấn đề về thuế, liên hệ ngay với Song Hong SCR để được tư vấn và giải đáp thắc mắc một cách nhanh nhất.
Mọi thông tin Liên hệ và Tư vấn xin liên hệ qua:
Website: https://nenkinquickpay.com/
Hotline: 0868 213 970
Email: songhongscr@gmail.com
Facebook: SONG HONG S.C.R